Published on

Cược gấp đôi

Authors

Bằng đại học

Mình đã từng rất thích đại học Meikai.

Mình chỉ nghĩ đơn giản rằng đi du học Nhật mà không được học cùng người Nhật thì mãi mãi tiếng Nhật của mình sẽ không thể tự nhiên như người bản địa. Hơn nữa mình cũng không muốn bỏ lỡ những câu lạc bộ, sự kiện, các chương trình hay ho thú vị mà mình sẽ được trải nghiệm trong bốn năm học đại học. Và cái quan trọng hơn là nếu học trường senmon thì quãng thời gian học chỉ có hai năm. Mà đứa N5 như mình thì làm sao có thể học chuyên môn trong hai năm khi tiếng Nhật cơ bản còn chưa hiểu hết.

Nếu ai đó hỏi thứ bằng cấp chứng chỉ gì mạnh nhất cho việc đi làm công ty thì mình khẳng định đó chính là bằng Đại học ( 大卒の資格 ).

Khi so sánh giữa Tổng Thu nhập cả đời của Đại học và Senmon thì sẽ thấy chênh lệch nhau khoảng 4,000~6,000 man.

Giả sử đi học Đại học 4 năm, Học phí hết 400 man. Tức là chỉ đầu tư có 400 man mà thu lại về 4,000~6,000 man, nghĩa là có CashBack gấp 10 lần số tiền bỏ ra.

Và không những chỉ 10 lần caskback đó.

Giả sử người học Đại Học và người học Senmon, khi so sánh năng lực với nhau có gì khác nhau ko, thì thực tế là có những Đại Học không cần học gì nhiều mà vẫn tốt nghiệp được, nên hầu như Đại Học và Senmon ko có khác nhau gì mấy về năng lực.

Tức là kể cả 4 năm Đại Học dễ như đi chơi, nhưng chỉ cần có cái bằng Tốt nghiệp và đi làm với tư cách là có bằng Đại học ( 大卒 ) thôi là bạn cũng đã có Thu nhập nhiều hơn Senmon tới 4,000~6,000 man rồi. Bằng Đại Học ( 大卒 )quả thực là loại bằng cấp hữu hiệu ( コスパのいい ).

Có thể nhiều bạn nghĩ là tiền lương thì phải dựa theo năng lực và thành tích chứ không thể dựa theo bằng cấp. Nhưng thực tế thì không đơn giản như vậy.

Tất nhiên các số liệu thống kê trên là vĩ mô (quy mô lớn và chung). Có thể vẫn có bạn nói công ty mình chế độ lương senmon với đại học như nhau, thì đúng là ở một vài nơi được như vậy, nhưng là số ít. Còn nhìn tổng thể với phần lớn thì các con số thống kê đã chứng minh là:

Tấm bằng Đại học ( không quan trọng là học trường gì, bằng của Nhật hay Việt Nam) thì vẫn có giá trị tạo ra khoảng cách lớn về lương cho người đi làm công ty ( サラリーマン ).

Ngoài ra học đại học bốn năm chắc chắn tiếng Nhật sẽ cứng hơn học senmon hai năm.

Chắc ko cần bàn nhiều cũng hiểu được việc có tiếng Nhật càng tốt thì bạn càng dễ dàng tìm được các công việc có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Trong toán học thống kê, tiền lương được tính theo hàm số Mincer, cụ thể như sau :

賃金 =α+β×教育年数+γ×経験年数+δ×経験年数の2乗+ε・・・・

Bạn cứ hiểu là tiền lương tỉ lệ thuận với các hệ số, trong đó có một hệ số dành cho người nước ngoài mà chính phủ Nhật đã đưa ra là :

Hệ số = Tốt nghiệp Đại học + Trình độ tiếng Nhật. Hệ số này càng cao thì lương càng cao.

Hệ số đó có giá trị như sau :

Tốt nghiệp Đại học + Tiếng Nhật tốt = 0.26

Tốt nghiệp Đại học + Tiếng Nhật kém = 0.14

Ko tốt nghiệp Đại học + Tiếng Nhật tốt = 0.15

Ko tốt nghiệp Đại học + Tiếng Nhật kém = 0.00

Bất động sản

Hơi lan man một tý, nhưng thời gian và tiền bạc của mỗi người là có hạn, hãy dành nó cho những thứ mang lại hiệu quả lớn so với công sức bỏ ra, như vậy sẽ giúp cuộc sống thoải mái dễ dàng hơn.

Ban đầu mình đã đề cập đến việc mình đã từng rất thích đại học Meikai, vì đây là đại học duy nhất trên toàn Nhật Bản có khoa bất động sản.

Việt Nam và Nhật Bản - Cộng Sản và Tư Bản khác nhau ở 2 điểm sau:

  • Cộng Sản là Sở Hữu Toàn Dân về đất đai , còn Tư bản là Sở Hữu Tư Nhân về đất đai. Nhờ có cải cách ruộng đất , cải tạo tư sản nên chính phủ Cộng Sản nắm nhiều đất đai , còn chính phủ Tư Sản thì không có đất để bán => giá BĐS càng tăng thì chính phủ Cộng Sản càng giàu mạnh.

  • Tư Bản là Chế độ Dân Chủ Đa Nguyên, còn Cộng Sản là chế độ Độc Tài Độc Đảng. Dựa vào luật của Hiến pháp nên chế độ Cộng Sản dám tăng giá BĐS liên tục và dám thi hành các chính sách "cứng rắn" nhưng nhân dân vẫn ko dám phản kháng, vẫn ngoan như cừu, cầy chăm chỉ như trâu như ngựa để mua đất do nhà nước bán ra. Còn nếu Chính Phủ Tư Bản làm thế thì bị mất phiếu bầu, hết nhiệm kỳ thì sẽ bị Đảng khác đá ra chuồng gà.

Tư bản như Nhật, Mỹ và phương tây là "nền kinh tế tiêu dùng": chính phủ muốn dân tiêu thật nhiều tiền (nếu dân không có tiền thì sẽ cho vay). Vì thế giá bất động sản không thể neo ở mức cao vì nếu cao quá dẫn đến tiền mua nhà / thuê nhà tăng cao thì dân sẽ nhịn ăn nhịn tiêu để dành mua nhà dẫn đến nền kinh tế sụp đổ. Cộng sản như TQ và VN là "nền kinh tế tích luỹ": chính phủ muốn nhân dân gắng sức lao động cống hiến để dành tiền lo việc "an cư", để có được cảm giác "an toàn" về chỗ ở. Do vậy giá BĐS sẽ luôn được neo ở mức cao => càng ngày người dân càng khó mua nhà, để người dân sẽ coi việc mua nhà là mục đích tối thượng của đời người. Nhờ vậy công sức lao động, tiền bạc của người dân sẽ chảy vào túi nhà nước bằng nguồn từ bất động sản.

Đất nước mà nguồn thu của quốc gia được lấy từ Máu Xương của dân nghèo sẽ Mạnh Mẽ hơn đất nước mà nguồn thu lấy từ tiền thuế của người giàu.

Tầng đáy của xã hội bị chà đạp khốn khổ nhất để giành quyền mưu sinh , quyền được có nhà có đất thì sẽ tạo nên "Động Lực Xã Hội" , chính quyền có hàng triệu sinh mạng sẵn sàng chấp nhận kiếp Trâu Ngựa để sinh tồn, như vậy Quốc Gia mới phát triển.

Còn tư bản như Nhật, Mỹ, các nước phương Tây : dân thất nghiệp sẽ được trợ cấp, được nhà nước cho tiền thuê nhà, được vay mua nhà giá rẻ => Người dân sẽ mất dần động lực cố gắng.

Ngoài ra, bất động sản là công cụ hấp thụ làm phát cực kì hiệu quả.

Bản chất của lạm phát là lượng tiền lưu thông nhiều và vòng xoay tiền về rất nhanh. Muốn hấp thụ được lạm phát thì chính phủ phải rút tiền về ( bán đất ). Nhân dân mua đất thì dân có quyền sở hữu đất, nhà nước có tiền từ dân. Giảm bớt số tiền lưu thông là hấp thụ được lạm phát.

Trong vòng 10 năm giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam tăng trung bình 16%/ năm, trong khi tăng trưởng GDP thực là 6%/ năm. Tăng trưởng GDP + tỷ lệ lạm phát trung bình là 11,4%. Tức là 10 năm qua, ai gửi ngân hàng với lãi xuất dưới 11,4% thì coi như tài sản bốc hơi. Còn ai vay tiền với lãi xuất dưới 16%/ năm thì coi như không phải trả lãi.

Tiếp tục tính trung bình lượng cung tiền tăng 23%/ năm thì sau 20 năm lượng cung tiền sẽ tăng lên 60 lần. Vì lý do này và một số lý do đi kèm, bất động sản cũng tăng giá không kém.

Một mảnh đất năm 2001 có giá 100 triệu thì năm 2021 có giá 6 tỷ ( tăng 60 lần ). Vậy năm 2041 sẽ tăng lên 360 tỷ. Tiền có thể in thêm nhưng đất không thể đẻ ra thêm.

Chính vì lý do này nên mình đã từng rất muốn học khoa bất động sản tại đại học Meikai khi mới sang Nhật để tiếp tục có thể học thêm về nền kinh tế và bất động sản tư bản.